Những lợi ích khi bế trẻ sơ sinh

Những lợi ích khi bế trẻ sơ sinh

Chia sẻ kinh nghiệm cham soc sau sinh


Thường xuyên bế bé sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển cơ năng vận động rất tốt, ngủ nhiều làm khả năng vận động không được phát triển đầy đủ. Đặc biệt là những bé ngoan, chẳng mấy khi có tiếng khóc thì càng ít được bế hơn. Nhưng cũng chính vì vậy bé sẽ ngóc đầu lên chậm và biết ngồi muộn.

Khi bé được 2 tháng tuổi, mỗi ngày nên bế bé tổng cộng khoảng 2 tiếng. Được bế, khi muốn nhìn thấy những vật xung quanh bé sẽ phải dùng đến cơ đầu. Bé được bế luôn muốn ngóc người dậy. Như thế có thể rèn được cơ lưng, cơ bụng và vai. Bé còn có thể hoạt động hai tay khi vui, như vậy cơ tay cũng được rèn luyện.
 
Bế bé thường xuyên còn có thể giúp bé mở rộng tầm mắt. Khi nằm trên giường phạm vi nhìn của bé rất hạn hẹp, không có lợi cho sự phát triển của mắt, cũng không có lợi cho sự phát triển của não và khả năng nhận thức. Bé được bế có thể nhìn thấy những đồ vật sặc sỡ trong phòng, đặc biệt là có thể nhìn thấy những chiếc xe đang đi, cỏ cây đủ màu sắc, các anh các chị đang chơi đùa ở bên ngoài, đối với bé đó là một điều vô cùng sung sướng.

Làm như vậy không những kích thích thị giác của trẻ mà còn có thể tăng hoạt động cho các cơ của mắt, vừa phát triển thần kinh thị giác, vừa điều chỉnh hoạt động của mắt. Bé thường xuyên được bế ra ngoài chơi sẽ dần dần thích việc ra ngoài chơi và ở đó có nhiều sự vật mới lạ và nhiều thứ hay hơn.


 

 

Bế bé ra bên ngoài, dưới ánh nắng bốn mùa, bé sẽ được trực tiếp tắm nắng và không khí. Đương nhiên cần phải chú ý không nên để phần đầu và mắt bé hướng thẳng về phía mặt trời và ra ngoài trong những lúc nắng nóng.
 
Có lợi cho sự phát triển phần đầu của bé. Bé thường xuyên được bế ẵm và được hưởng sự ngọt ngào của tình mẫu tử, tâm trạng thường ổn định hay cười. Do vậy, những bé mà thỉnh thoảng mới được ẵm thì sẽ trở thành như thế nào? Qua quan sát, trẻ phát triển tương đối chậm về cả phương diện thể chất lẫn tinh thần.

Trong một cô nhi viện ở châu Âu, một nữ hộ lí phát hiện thấy tình hình phát triển của một cháu rất kém, thế là chị cố gắng hết sức để bế ẵm và nói chuyện với bé mỗi khi có thể, kết quả là sự phát triển của em bé này  được cải thiện rõ rệt. Bế ẵm đầy đủ, có thể nói là một điều kiện quan trọng của phát triển vì sự kích thích vào da dẫn đến thúc đẩy trí não phát triển.
 
Bé nhỏ vừa bú sữa mẹ vừa được ngửi thấy mùi vị đặc biệt toát ra từ cơ thể mẹ, khứu giác và trí não qua đó phát triển. Nếu bé bú sữa bình thì không nhất thiết phải là mẹ cho bú, khi đấy bố có thể cầm bình cho bú thay. Nhưng nhất thiết phải bế bé cho bú chứ không được đặt bé trên giường để bú.
 
Đương nhiên đối với trẻ sơ sinh mà nói thời gian bế ẵm nên tùy thuộc vào lứa tuổi của từng bé. Bé càng nhỏ thời gian ngủ càng dài, sau này thời gian bế bé nên tăng theo tương ứng với tháng tuổi của bé. Tuy nhiên nên phân thành nhiều lần bế, thời gian bế nên ngắn, bế khi thức dậy vào buổi sáng, trước bữa ăn chiều, sau giấc ngủ chiều, trước bữa ăn tối và trước khi ngủ, để tạo thành quy luật ngủ nghỉ, đúng giờ dậy, chơi đùa, ăn uống, bế ẵm đúng giờ đúng giấc.



 
Dr. Mirian Stoppard



Mom Care: Dich vu cham soc sau sinh chuyen nghiep tai nha o TPHCM